25 thg 7, 2014

Cách phân đới khí hậu hợp lý nhất

  • Đảo Hải Nam Trung Quốc bốn mùa hoa nở , khôn có mùa đông, mặc dù nằm ở gần xích đạo, nhưng vì có gió biển thổi vào nên không khiến người ta có cảm giác nóng bức. Nhưng sông Mạc ở vùng Hắc Long Giang lại lạnh buốt thấu xương. Ngưởi sống ở nơi đó ngày nào cũng phải chiến đấu với lạnh . Vỉ sao cùng trên trái đất mà ở những khu vực khác lại có nhiệt độ chênh lệch nhau như thế ?
  • Các nhà địa lý học nghiên cứu và phát hiện ra rằng : Mặt trời chiếu xuống trái đất, vì sự ngăn cản cảu tầng khí quyển mà sinh ra sự thay đổi nhiệt độ . Giả sử trái đất là một mặt phẳng , vật thì sự chiếu xạ mà bề mặt trái đất nhận được từ ánh sáng mặt trời sẽ sinh ra nhiệt độ tương đồng. Trên thực tế, trái đất có thể cầu, hơn nữa còn tự quay liên tục xung quanh mình, do đó ánh mặt trời mà trái đất nhận được ở từng góc độ khác nhau sẽ có sự khác biệt, dẫn tới việc khí hậu hoàn toàn khác nhau. Căn cứ theo suy đoán của các nhà địa lý học, nếu mặt trời và bề mặt trái đất tạo thành một góc nhọn 30 độ, thì lượng chiếu xạ mặt trời nhận được chỉ bằng 1/2 khi mặt trời chiếu thẳng vào xích đạo, đồng tời khi góc càng hẹp thì lượng chiếu xạ cũng càng nhỏ.
  • Ngoài ra , vì góc chiếu xạ của mặt trời khác nhau nên ánh sáng mặt trời sau khi đi qua tần khí quyển cũng có sự mạnh yếu, khác nhau từ đó ảnh hưởng tới lượng chiếu xạ. Ví dụ: khu vực xích đạo được ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào, lượng ánh sáng đi qua tầng khí quyển nhiều , do đó năng lượng bị phản xạ hoặc bị hấp thu ít, lượng chiếu xạ mà mặt đất thu được sẽ lớn. Do đó khí hậu trên trái đất chia thành từng đới, các nhà địa lý học chia khí hậu trên trái đất từ Nam tới Bắc thành 5 đới khác nhau :
  1. Nhiệt đới
  2. Ôn đới Nam
  3. Ôn đới Bắc
  4. Hàn đới Nam
  5. Hàn đới Bắc
  • Nhiệt đới là khu vực có nhiệt độ cao nhất trên bề mặt trái đất, chủ yếu phân bố ở hai đường chí tuyến Nam và Bắc ở gần xích đạo khoảng 23,5 độ vĩ Bắc và 23,5 độ vĩ Nam , chiến 40 % tổng diện tích bề mặt trái đất, khí hậu ở vùng ôn đới tương đối dễ chịu không quá nóng, không quá lạnh , phân bố ở hai đường chí tuyến Nam và Bắc gần xích đạo và ở hai vòng vực Nam và cực Bắc (khoảng 66, 5 độ Nam , Bắc ), chiếm khoảng 52% tổng diện tích bề mặt trái đất, còn hàn đới phân bố ở trong vòng cực Nam và cực Bắc, cũng chính là hai ầu Nam Bắc của trái đất, khí hậu thấp nhất, không thích hợp cho con người, chiếm 8% tổng diện tích bề mặt trái đất.
  • Nhưng phương pháp phân chia đới khí hậu theo vĩ độ như thế này quá đơn giản, hơn nữa lại bỏ qua nhiều nhân tố dẫn tới ảnh hưởng khí hậu , ví dụ: địa thế, sự phân bố biển và đất liền dòng chảy của nước biển, sự chuyển động của không khí... Sau đó, các nhà địa lý học sử dụng đường đẳng nhiệt của bầu khí quyển để chia lại thành 5 đới khí hậu trên bề mặt trái đất .
  • Có người cho rằng việc phân chia các khu vực khí hậu bằng đường đẳng nhiệt chính xác hơn là dùng vĩ độ để chia , do dó yêu cầu dừng việc sử dụng phương pháp phân chia khí hậu theo vĩ độ. Rất hiển nhiên, điều này là không thể . Bởi vì phương pháp này đơn giản, dễ hiểu , mặc dù khi phân chia có thể xảy ra sai sót, nhưng khu vực khí hậu ở cùng một đới khí hậu thì sự chênh lệch nhiệt độ không lớn. Do đó vẫn là một phương pháp tốt để phân chia đới khí hậu, dù sao thì như thế cũng dễ nhớ và tiện sử dụng hơn .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét