- Thổ nhưỡng có độ phì nhiêu nhất định là lớp đất tơi xốp thích hợp cho thực vật phát triển, trong thổ nhưỡng có cả khoáng chất và các chất hữu cơ, quá trình hình thành thổ nhưỡng vô cùng lâu dài , lớp thổ nhưỡng dày 2,5 cm trên bề mặt cần tới hơn 100 năm mới có thể hình thành, nếu ở những nơi cằn cỗi thì thời gian cần tới còn lâu hơn. Lớp thổ nhưỡng này có tầm quan trọng như thế nào đây ?
- Thổ nhưỡng được hình thành bởi khoáng chất , chất hữu cơ, nước và không khí. Khoáng chất và chất hữu cơ là ở dạng rắn, trong đó, tỷ trọng của khoáng chất là lớn nhất , là cơ sở của thổ nhưỡng . Các hạt khoáng chất tùy độ lớn nhỏ của chúng mà có thể chia thành hạt cát , limon, sét. Đất phì nhiêu nghĩa là tầng trên có nhiều limon, tầng dưới kết dính, khe hở nhỏ , có khả năng giữ nước , giữ phù sa , giữ ấm.
- Chất hữu cơ trong thổ nhưỡng chủ yếu tập trung ở ngoài cùng , là một thành phần quan trọng của thổ nhưỡng , gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành độ phì nhiêu và sự phát triển của đất. Thông thường người ta hay coi hàm lượng chất hữu cơ trong đất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất cao hay thấp.
- Chất hữu cơ trong đất bao gồm các tàn tích sinh vật còn sót lại trong thổ nhưỡng và những chất mùn được hình thành qua sự phân giải của vi sinh vật có trong đất. Chất mùn thường kết hợp với khoáng chất có trong đất , trong điều kiện nhất định , chúng dần dần phân giải, giải phóng ra khí Nito , cung cấp cho thực vật hấp thu, đồng thời còn giải phóng ra khí cacbonic để giúp cây quang hợp
- Thành phần nước và không khí trong đất có tính lưu động rất lớn, sự vận động và thay đổi tỷ lệ của chúng có ảnh hưởng lớn tới độ phì nhiêu của đất. Khi không đủ nước , thực vật sẽ bị khô, nếu nước quá nhiều , không khí bị đẩy ra ngoài khiến nhiệt độ của đất giảm xuống, gây thiếu không khí trong thời gian dài, độ phì nhiêu của đất giảm. Mà trong điều kiện thổ nhưỡng thoáng khí, các hạt giống mới có thể nảy mầm, mọc rễ và phát triển khi đó sự hoạt động của các vi sinh vật trong đất mới phát triển. Do đó , tính chất của thổ nhưỡng tốt hay xấu có mối liên hệ mật thiết không thể tách rồi với ba yếu tố là nước , không khí và nhiệt độ.
- Thổ nhưỡng là một hệ thống sinh thái độc lập , có mối quan hệ trao đổi vật chất năng lượng liên tục với môi trường xung quanh . Các vật chất và năng lượng đi vào thổ nhưỡng, mặt khác lại có tác dụng với môi trường bên ngoài tạo nên đặc tính phì nhiêu cho thổ nhưỡng.
- Thổ nhưỡng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với con người, bởi vì con người muốn tồn tại buộc phải phát triển nông nghiệp để có thức ăn. Sản xuất nông nghiệp trước tiên là trồng trọt với thổ nhưỡng là cơ sở vật chất, các sản phẩm nông nghiệp đều sinh sôi , nảy nở từ đất, thông qua phần rễ hút dưỡng chất và nước từ đất mới tiếp tục sinh sôi và phát triển . Tiếp theo , con người nuôi dưỡng động vật củng phải lấy thực vật làm thức ăn.
- Để phát triển sản xuất nông nghiệp , mọi người buộc phải coi trọng việc khai thác nguồn đất , lợi dụng và cải thiện tốt nguồn đất. Khi con người biết sử dụng đất một cách hợp lý , chắc chắn sẽ khiến độ phì nhiêu trong đất không ngừng tăng cao , ngược lại sẽ khiến đất ngày càng cằn cỗi.
17 thg 7, 2014
Tầm quan trọng của thổ nhưỡng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét