- Khi bề mặt trái đất ược vệ tinh chụp ảnh lại và gửi về trái đất , quả địa cầu trước mặt mọi người là một thể cầu được bao phủ bởi màu xanh lam. Qua nghiên cứu đã phát hiện ra, phần có màu xanh lam này chính là nước trên trái đất. Các nhà khoa học đã sử dụng các máy móc tối tân, hiện đại để trắc nghiệm và phát hiện ra lượng nước trên bề mặt trái đất chiếm tới trên 70 % diện tích trái đất. Nhiều nước như thế từ đâu mà ra nh3i . Các nhà khoa học đã nêu ra rất nhiều giả tưởng , trải qua nhiều nghiên cứu , có ba giả thiết được mọi người chấp nhận.
- Thứ nhất là "Thuyết không khí nguyên thủy". Cho rằng khi trái đất vừa mới hình thành, vỏ trái đất có màu đỏ cam, bề mặt trái đát cô cùng nóng và luôn ở trong trạng thái nhiệt độ cao , nước ở dạng lỏng hoàn toàn không thể tồn tại, chỉ có thể biến thành hai nước và phân bố trong tầng khí quyển nguyên thủy. Sau đó bề mặt trái đất nguội dần, nhiệt đột giảm xuống dưới 100 độ (ranh giới giữa nước dạng lỏng và nước bốc hơi ), nước dạng hơi trong bầu khí quyển bắt đầu ngưng tụ lại thành nước dạng lỏng, tạo thành các cơn mưa. Trải qua hàng vạn năm, những nơi có địa hình thấp trên trái đất đều tích tụ đầy nước, hải dương cũng hình thành từ đó. Các nhà khoa học tin vào giả thuyết này đã lợi dụng các máy móc để đo đạc và tìm ra đá trầm tích cổ xưa nhất trên thế giới. Cách ngày nay khoảng 3,5 tới 3,8 tỷ năm. Qua khảo chứng, đá trầm tích này là do dòng nước xâm thực mà thành, như thế có thể chứng minh được sự tồn tại của nước, và chứng minh bề mặt trái đất có nước tồn tại đã có lịch sử 3,8 tỷ năm.
- Thuyết thứ hai là "Thuyết mắc ma ". Cho rằng trong giai đoạn đầu mới hình thành trái đất , phần lớn nước đều dưới dạng nước kết tinh nham thạch nước đã lẫn vào mắc ma và tồn tại ưới lòng đất. Khi trái đất vận động, núi lửa phun trào , nước kết tinh nham thạch bèn trào ra ngoài vỏ trái đất thông qua mắc ma qua quá trình phân giải, trở thành nước ở dạng lỏng. Do ngày nay hàng năm vẫn có núi lửa phun trào, lượng nước bốc hơi ở nhiệt độ cao và hòa vào tầng khí quyển lên tới 40.000 tới 50.000 tấn, khả năng nước dưới lòng đất dần dần dâng lên và hình thành những khu vực chứa nước rộng lớn.
- Gần 10 năm trở lại đây, những bộ phim với chủ đề về người ngoài hành tinh liên tục được ra mắt, mọi người đã chuyển tiêu điểm từ nguồn nước sang thế giới bên ngoài vũ trụ. Một giải thuyết thứ ba về sự hình thành nước trên địa cầu chính là nước từ vũ trụ tới . Các nhà khoa học tin vào giả thuyết này đã chỉ ra rằng : theo những tư liệu mà các vệ tinh truyền về trái đất, các huệ tinh quay xung quanh trái đất đa số đều do băng đá tạo thành, các huệ tinh này sau mỗi lần tiếp xúc với trái đất đều đưa một lượng lớn băng đá vào tầng khí quyển . Căn cứ theo tỷ lệ các huệ tinh xâm nhập vào trái đất cho tới nay để tính toán thì mỗi phút có khoảng 20 vệ tinh đi qua bầu khí quyển, có thể giải phóng ra 100 tấn nước. Mặt dù lượng nước mà các vệ tinh giải phóng ra không nhiều , nhưng do tần suất tiếp xúc với trái đất của chúng thành một thể nước khổng lồ như đại dương , đó cũng không phải điều không thể .
- Ba giả thuyết ở trên , bạn cho rằng giả thuyết nào là hợp lý ? Tren thực tế , ai cũng tin rằng giả thuyết của mình là đúng, của người khác là võ đoán. Nhưng chúng ta tin rằng , cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật , là giải đáp cho vấn đề này sẽ có một ngày trở nên rõ ràng .
23 thg 7, 2014
Nước từ đâu tới
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét