Lũ lụt
- Những dòng nước đục ngàu hung dữ chảy mạnh đi theo đó là những tiếng sóng đinh tai, thỉ thoảng lại cuộn lên những con sóng lớn mất lớp, trong giây phút, bao giờ đồng ruộng, thôn làng ngập trong biển nước. Đây chính là con ác mộng hàng ngàn năm nay của con người- lũ lụt.
- Qua sự tìm hiểu của các nhà khoa học , nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ lụt là do : lượng nước ở thượng lưu sông tăng lên đột ngột , hạ lưu sông lại vì lý do nào đó mà bị chặn, khiến nước không thông, khó có thể dung nạp một lượng lớn nước sông như thế, khiến sốc nước này tràn lên bờ, vượt qua các cả con đê chắn lũ, tràn ra xung quanh.
- Chúng ta đều biết , một con sông muốn chảy mãi không cạn thì phải nhận được nguồn nước từ các nơi khác. Những nguồn nước thì các nơi khác. Những nguồn nước này có thể là nước mưa trên trời rơi xuống, có thể là nước ngầm dưới mặt đất , trong đó nước mưa là nguồn nước chính bổ sung cho lượng nước của các con sông. Nếu nước mưa có thể giáng xuống mỗi nơi với lượng trung bình thì lưu ượng nước ở sông sẽ luôn duy trì ở trạng thái ổn định, đương nhiên sẽ không xảy ra chuyện gì. Lượng mưa trung bình của Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng của gió mùa, không thể cân bằng. Do gió mùa thường thổi vào khoảng màu hà và mùa thu, mang theo các đối khí lưu ẩm ướt từ biển vào đất liền, gặp đới hàn hàn lưu từ phía Nam xuống và gây ra mưa
- Bởi vậy, mùa mưa ở các nơi đa số tập trung trong khoảng từ tháng 5 tới thang 10, lượng mưa chiếm khoảng 80% cả năm. Bởi vậy, cứ vào mùa hạ, những cơn mưa rào đổ xuống các con sông ở Trung Quốc , trừ đi một lượng ít nước mưa thấm vào trong đất đa số đề chảy từ nơi cao xuống thấp, cuối cùng chảy vào các dòng sông, khiến nước sông đột ngột tăng cao.
- Ngoài ra, do dân số gia tăng, lương thực khan hiếm nên mọi người liên tục lên núi canh tác hoặc chặt gỗ làm nguyên liệu chết tạo vật phẩm sinh hoạt , khiến rừng bị chặt nhiều , thực vật bị phá hoại nghiêm trọng, đất tơi ra và mất khả năng giữ nước, không những làm tăng tốc độ chảy của nước mưa mà đất còn theo nước mưa trôi xuống sông, chìm dưới lòng sông vùng hạ lưu . Lâu dần , lòng sông dâng cao, tốc độ dòng chảy chậm lại. Thêm vào đó, con người liên tục tranh giành nước với tự nhiên, trải qua mấy thế kỷ tới nay, người ta đã xây dựng những con đập lớn nhỏ trên các dòng sông, khiến lưu lượng nước ở sông nhỏ lại, gây ra trở ngại, khi nước lũ tới, nó sẽ tràn lên bờ, gây ra lũ lụt.
- Đã biết nguyên nhân gây ra lũ lụt thì phải tìm hiểu cách phòng chống lũ. Biện pháp hữu hiệu nhất chính là thường cuyên khơi thông sông ngòi, sửa chữa các con đê hai bên bờ sông, để nước sông đã chảy thuận lợi, tránh những nguy hiểm do lũ lụt mang lại.
- Để đề phòng lũ lụt thì phài trị tận gốc . Sửa chữa và xây dựng kho chứa nước chỉ là một biện pháp trị ngọn không trị gốc, hơn nữa di chứng nó để lại rất nghiêm trọng, ví dụ : khiến chất nước biến chất, sinh thái tự nhiên bị phá hoại .
Phương pháp điều trị tận gốc là gì ?
- Chủ yếu là tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, cấm mọi người chặt cây, phá rừng bừa bãi, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trồng rừng ngăn lũ, để tốc độ của nước mưa giảm bớt , tăng lượng thẩm thấu, từ đó làm giảm tỷ lệ xói mòn đất, lượng bùn trôi xuống sông giảm bớt...
- Chỉ có như vậy mới có thể ngăn chặn được lũ lụt , bảo vệ sông ngòi , để những con sông luôn mang lại lợi ích cho con người .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét