23 thg 7, 2014

Sông nội địa

  • Một dòng sông nhỏ trong quá trình chảy của m2inh sẽ nhập vào một dòng sông lớn hơn và cuối cùng là đổ ra bie3n, hoàn thành toàn bộ quá trình của dòng chảy. Nhưng có một số dòng chảy trong quá trình đó không những không có ượng nước mới thêm vào mà còn dần dần giảm bớt lượng nước, cuối cùng chảy và hồ hoặc biến mất . Những con sông không hoàn thành một quy trình dòng chảy của mình như thế này được gọ là sông nội địa, hay sông nội lưu .
  • Sông nội địa thường phân bố ở những khu vực khô hạn, các con sông nội địa này vì sao lại bị ngắt dòng ? có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do cấu tạo địa chấ, đặc điểm địa hình, khí hậu và nhân tố con người.
  • Trong phương diện cấu tạo địa chất, khu vực khô hạn có nhiều vách đá, cát và sa mạc, bởi vì đất cát khô và xốp, khiến phần lớn lượng nước ở các con sông này bị thẩm thấu vào đất cát, do đó lượng nước càng ngày càng ít, đương nhiên không thể nào kéo dài hành trình của mình .
  • Trong phương diện đặc điểm địa hình, bởi vì chịu tác dụng của lực trái đất, sông nội địa sẽ chảy về nơi tương đối thấp. Thông thường những nơi thấp ở khu vực khô hạn đều là những nơi tương đối nặng của vỏ trái đất, lượng cát tích lũy mỗi năm ngày càng nhiều. Sông nội địa một khi chảy qua khu vực này , sẽ không thể chảy ra được nữa.
  • Nhân tố khí hậu là nguyên nhân chính tạo ra các con sông nội địa. Với địa hình khu vực Tây Bắc Trung Quốc vì ở cách xa biển xung quanh lại có núi cao ngăn cản, gió mùa không thể mang không khí ẩm ướt từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dưng hoặc Ấn Độ Dương vào nơi này, các tầng mây gây mưa cũng không thể hình thành trên không, khiến lượng mưa hàng năm ở đây rất ít , chỉ khoảng 200- 300 cm. Như sa mạc Taklimakan ở Tây Tạng, lượng mưa hàng năm chưa tới 10 cm, có lúc thậm chí mấy năm liền còn không có hạt mưa nào .
  • Những dãy núi cao đứng sừng sững giữa những vùng đồng bằng hoang dã với độ cao so với mực nước biển lên tới 3000 m. Ở trên những sườn núi cao và đón gió đó, gió màu ẩm ướt sẽ bị ngưng tụ thành nước, do địa hình vùng núi cao có khí hậu thấp, nước nhanh chóng lại bốc hơi thành hơi nước, thế là những giọt nước hiếm hoi tích tụ lại này sẽ chảy theo dốc núi, tích thành sông, bắt đầu hành trình của mình từ một nơi khô hạn và cuối cùng chảy vào hồ hoặc biến mất.
  • Trong nhân tố con người, mặc dù con người không thể điều khiển được khí hậu, nhưng mấy năm gần đây, lượng người di cư vào vùng Tây Bắc Trung Quốc ngày càng tăng, vì cuộc sống, họ buộc phải trồng trọt canh tác, mà để có thể trồng trọt canh tác thì phải có nguồn nước tưới tiêu. Để đảm bảo cho nguồn nước tưới này, con người buộc phải "giành giật " nước với ông trời . Con người nơi đây vốn hay đào giếng lấy nước, sau đó vì sự du nhập của khoa học kỹ thuật mới, họ đua nhau xây dựng các đạp dẫn nước từ trên thượng lưu sông xuống. Ở gần các đập dẫn nước này bắt đầu có sự sống, nhưng vùng hạ lưu sông lại thiếu nước, khiến dòng chảy của sông càng bị rút ngắn, khiến các hồ cũng vì không có nước mà dần dần khô kiệt , cuối cùng trở thàh một vùng đất khô hạn không sự sống .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét