22 thg 7, 2014

Địa hình bậc thang

  • Khi bạn ngồi trên ô tô đi tới những núi cao , men theo những con đường núi vòng vèo đi dần lên trên, bạn sẽ phát hiện cảnh tượng bên ngoài cửa sổ rất đẹp. Ở giữa những dãy núi bao quanh, hai bên đường núi là những ruộng bậc thang với độ rộng hẹp, cao thấp khác nhau.
  • Nếu quan sát kỹ càng, bạn còn phát hiện vùng đất có thể trồng trọt và những ngôi nhà nơi đây có đặc sắc riêng, chúng không chỉ song song với dòng chảy của sông mà còn dựa sát vào sông, độ cao vào khoảng vài mét hoặc vài chục mét, bề mặt của nó có sự khác biệt với lòng sông, hơn nữa bề mặt thường có hình bậc thang, số lượng bậc nhiều ít không cố định .
  • Từ đó có thể thấy, những vùng đất bằng phẳng ở hai bên bờ sông, giữa các ngọn núi được hình thành do dòng sông bồi đắp hoặc cắt ngang. Các nhà địa lý học gọi những nơi này là bậc thang sông. Qua phân tích, địa hình bậc thang có thể chia thành hai loại : đối xứng và không đối xứng.
  • Việc hình thành các bậc thang đối xứng là do dòng chảy của sông thẳng, hai bên bề sông địa hình bằng phẳng, lượng bùn bồi đắp dưới lòng sông tạo ra các bậc thang này, diện tích của nó tương đối rộng.
  • Các bậc thang không đối xứng được hình thành chủ yếu là do dòng chảy của sông gấp khúc, không thẳng, khi dòng chảy đi qua, vì sức chảy mất cân bằng, sức mạnh xâm thực và tích tụ của hai bên bờ không giống nhau khiến diện tích mặt phẳng ở hai bên có sự khác biệt, hơn nữa khả năng kéo dài của nó cũng bị hạn chế.
  • Vì ba vai trò của sông ngòi luôn được thực hiện trong một thời gian dài, cuối cùng thể hiện ra ở sự khác nhau giữa hai bên bờ sông. Thời kỳ nước lũ, một lượng bùn đất lớn từ thượng lưu đổ về với khí thế mạnh mẽ, sức mạnh của nó có thể phá hủy chất đi kèm trong nước sẽ làm gia tăng khả năng xâm thực của dòng chảy, khiến lòng sông càng sâu hơn. Sau khi nước lũ rút , lưu lượng của dòng chảy dần dần quay lại bình thường, các bậc thang có sự thay đổi so với hai bên bờ sông.
  • Tuy nhiên , những vùng đất này vì sao lại thường có hình bậc thang ?
  • Các nhà địa lý học chỉ ra rằng: hoạt động mang tính tách rời ở giữa vỏ trái đất lúc nhanh lúc chậm, làm tăng khả năng xói mòn của sông các vật chất trong nước như bùn đất ... sẽ chìm nhiều xuống lòng sông, nếu nước ngừng hoạt động, dòng nước sẽ tiến hành hoạt động xâm thực, tích tụ ở hai bên bờ sông, hai bên bờ sông từ đó sẽ hình thành những mặt phẳng có dạng hình thang .
  • Theo như cách nói này thì những bậc thang càng gần sông, độ tuổi lại càng ít, ngược lại, các bậc thang càng cách xa sông thì độ tuổi càng cao .Tuy nhiên, quá trình này không phải nhanh chóng mà là kết quả hoạt động của vỏ trái đất hàng trăm triệu năm. Các nhà khoa học hiểu rõ về bí mật của những bậc thang này, thế là họ bèn lợi dụng số bậc thang ở hai bên bờ sông và sự khác biệt về độ cao tương đối của chúng để tìm hiểu thêm về sự vận động của vỏ trái đất.
  • Ở trên đã nói, các dòng sông trải qua thời gian dài xâm thực và tích lũy , lòng sông trở nên rộng và bằng phẳng hơn. Dưới sự ảnh hưởng của lục địa lên cao và mặt biển hạ thấp, khiến sức xâm thực của các dòng chảy này càng lớn, tạo ra những rãnh sông sâu và hẹp trên con đường ban đầu, khiến lòng sông sẽ cao lên trên mặt sông, hình thành một địa hình lên xuống không liên tục.
  • Dòng sông mới hình thành trải qua một khoảng thời gian nữa, lại lặp lại quá trình xâm thực, tích tụ, khiến lòng sông lại rộng ra, nông hơn. Nếu vỏ trái đất lại xảy ra biến động , lại hình thành một lòng sông mới, thềm sông mới. Cuối cùng sẽ tạo thành địa hình mà chúng ta nhìn thấy hiện nay.
  • Tóm lại, nguyên chú yếu hình thành các bậc thang ven sông là do tốc độ chảy của nước, các vật trong nước và lòng sông không ngừng mở rộng....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét