23 thg 7, 2014

Vai trò của sông ngòi trong hệ sinh thái

  • Hàng ngàn năm nay, sông ngòi có mối quan hệ vô cùng mật thiết với loài người. Trong cuộc sống, sông ngòi đã nuôi dưỡng vô số loài động thực vật thủy sinh để bổ sung thức ăn cho con người, nguồn nước trong xanh của các con sông đã mang đi những bụi bẩm trên người và những rác thải con người thải ra trong cuộc sống về giao thông , sông ngòi đưa con người đi buôn bán, du lịch , thám hiểm,... Vì sao nó lại chảy ngày đêm không ngừng như thế ?
  • Thì ra khi nước bốc hơi trong tầng mây làm mưa rơi xuống vỏ trái đất, các giọt nước chảy theo những vùng địa hình dốc , tích tụ lại ở một nơi thấp, dần dần, dòng nước chảy dần thành các con kênh, thế là sông ngòi dần hình thành . Khi llưu lượng nước ngày càng lớn, nước sông sẽ ngày đêm chảy về cùng một phương hướng, mà trong quá trình này, con sông sẽ lớn dần lên, phát huy ba vai trò của nó. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò của các con sông nhé.
1. Vai trò xâm thực . 
  • Thông thường mọi người đều cho rằng, nước là thứ dịu dàng nhất trên trái đất, khi gặp phải những trở ngại lớn, nó không cố luồn qua mà sẽ tìm con đường khác để chảy, có vẻ như vô cùng yếu đuối . Trên thực tế , sức mạnh của nước lại rất to lớn . Người ta vẫn nói ước chảy đá mòn , đủ để chứng minh cho sức mạnh của nó. Cho dù là hòn đá cứng rắn đến đâu thì sau quá trình xâm thực từng chút một của nước, không những có thể để lại những đường vân rất sâu mà thậm chí còn có thể cắt đôi hòn đá, do đó , tuyệt đối không được coi thường sức mạnh của nước.
  • Sức mạnh xâm thực của sông ngòi lớn như thế nào ? Vậy thì phải xem tính chất của đá , tốc độ dòng chảy của nước thì mới biết được. Thông thường, những hòn đá hoặc lớp đất xốp thì tốc độ bị xâm thực tương đối nhanh, còn về tốc độ dòng chảy, ở phần thượng lưu sông đa số đề chảy qua những ngọn núi nên tốc độ chảy rất nhanh, vùng hạ lưu sông đa số là đồng bằng nên tốc độ chậm hơn, khả năng xâm thực ở phần thượng lưu thì mạnh, phần hạ lưu thì yếu.
2. Vai trò vận chuyển .
  • Sau khi các dòng sông lợi dụng tốc độ để xâm thực đá, vì vai trò xâm thực nên những lớp bùn bị bóc ra, sau đó được nước chuyển xuống vùng hạ lưu. Các hạt bùn ngày càng nhỏ , chất đất ngày càng nhẹ , khả năng nổi trên mặt nước ngày càng lớn, cơ hội bị nước mang đi cũng càng nhiều. Do đó, những dòng sông có dòng chảy lớn thì những hạt bùn mang đi không chỉ là hạt nhỏ mà còn có thể là các hạt bùn lớn hơn .
3. Vai trò tích tụ.
  • Khi những dòng chảy mang theo bùn đất chảy vào vùng đồng bằng hạ lưu sông với tốc độ lớn , vì địa hình bằng phẳng và rộng rãi nên dòng chảy chậm dần, không thể mang bùn đất đi được nữa, do đó bùn đất sẽ chìm xuống lòng sông, những con sông có hàm lượng phù sa cao như Hoàng Hà, mỗi năm vì vai trò của sông ngòi mà mang đi khoảng 600 triệu tấn bùn đất từ vùng thượng lưu .
  • Thực ra khi thực thi vai trò của mình sông ngòi không phân chia rành rọt như thế, thông thường nó sẽ đồng thời thực hiện cả ba vai trò của mình. Ở thượng lưu sông, mặc dù chủ yếu nước chỉ có vai trò xâm thực, nhưng đồng thời cũng có va trò tích tụ, tương tự, ở hạ lưu sông, mặc dù chủ yếu có vai trò tích tụ, nhưng đồng thời cũng có khả năng xâm thực nhất định, vai trò vận chuyển thì luôn luôn được thực hiện cho tới khi ra tới cửa biển .
  • Vai trò của sông ngòi đã là một hiện tượng tồn tại tự nhiên từ trước khi con người xuất hiện, không vì con người mà thay đổi . Làm thế nào để có cái nhìn chính xác về vai trò của sông ngòi để có thể lợi dụng những vai trò này, mang lại lợi ích cho con người .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét