- Kênh đào Nam Bắc hay còn gọi là kênh đào Kinh Hàng là kênh đào cổ đại dài nhất thế giới. Từ khi Tùy Dạng Đế khai thông kênh đào này, trải qua quá trình sửa chữa của các triều đại Đường, Nguyên, Minh, Thanh nó đã trở thành một con sông quan trọng giữa miền Nam và miền Bắc Trung Quốc . Tổng chiều dài của kênh đào lên tới hơn 1700 km , phía Bắc bắt nguồn từ Bắc Kinh , phía Nam tới Hàng Châu, đi qua các tỉnh Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc , Sơn Đông, GIang Tô, Chiết Giang, cùng kết hợp với các sông như Hoàng Hà, Trường Giang , sông Hoài, sông Tiền. Đường để tạo thành một con đường giao thông ường sông vô cùng phát triển.
- Thời cổ đại, cho dù là phương Đông hay phương Tây thì giao thông trên đất liền đều không phát triển như ngày nay, đường thủy là một phương tiện giao thông vừa tiết kiệm kinh tế lại vừa tiết kiệm sức lực , đã trở thành phương tiện giao thông chủ yếu. Vì địa thế của Trung Quốc là Tây cao, Đông Thấp, sông ngòi chảy từ Tây sang Đông, cuối cùng đổ ra biển khiến hàng hóa hai miền Nam Bắc không được lưu thông với nhau. Hàng hóa Nam Bắc muốn lưu thông thì phải dùng sức người xây dựng một tuyến đường vận chuyển .
- Từ Nam Bắc Triều tới triều Tùy, phương Bắc chiến loạn triền miên, nơi nào cũng là cảnh tang thương, chết chóc, nhưng phương Nam vì đất đai màu mở , hoạt động thương nghiệp của con người càng ngày càng phồn vinh, phát triển. Tới đời nhà Tùy , mặc dù trung tâm chính trị đạt tại Trường An (thành phố Tây An ngày nay ), nhưng trung tâm kinh tế lại nằm ở miền Giang Nam, Tùy Dạng Để thích vẻ đẹp của phong cảnh Giang Nam cùng những sản vật phong phú nơi đó, bên lấy danh nghĩa của chính quyền, huy động nhân lực, vật lực trên toàn quốc, bỏ ra thời gian 20 năm để mà ra một kênh đào kéo dài từ Hàng Châu tới Bắc Kinh, đi qua Lạc Dương. Các triều đại Nguyên, Minh, Thanh, để đáp ứng nhu cầu thực tế, họ uốn thẳng con kênh, không còn đi qua Lọc Dương nữa, cách làm này đồng thời cũng thuận tiện cho việc quản lý phương Nam ,trên phương diện vận tải, cũng đạt được mục đích tiết kiệm thời gian và nó đã trở thành con kênh đào của ngày nay.
- Thời kỳ đầu khi nhà Tùy mới lập quốc, chính quyền Trung ương không định đô ở Giang Nam, mục đích là vì muốn đề phòng sự xâm lược của dị tộc phương Bắc, sau đó, sau khi khai thông kênh đào Nam Bắc, hiệu quả quân sự càng trở nên to lớn. Bởi vi kênh đào có thể giúp quân đội Nam Bắc tập trung nhanh chóng, theo đường sông đi về phía Bắc, chi việc kháng địch hoặc bổ sung lương thực, thiết bị cho quân đội để tăng cường khả năng chống địch phương Bắc. Ba triều Nguyên , Minh, Thanh đã định đô ở Bắc Kinh, cũng chính là điểm cuối của kênh đào Nam Bắc, như thế càng có thể thể hiện được giá trị quân sự của kênh đào này còn lớn hơn cả giá trị kinh tế mà nó mang lại.
- Ngày nay, giao thông đường bộ phát triển đã dần dần thay thế cho giao thông đường sông, địa vị của kênh đào Nam Bắc cũng dần giảm sút, nhưng là kênh đào nhân tạo dài nhất thế giới, giá trị kiến trúc của nó vẫn phát huy tác dụng, đây là điều mà không ai có thể phủ nhận được.
21 thg 7, 2014
Kênh đào nhân tạo dài nhất thế giới
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét